• Home
  • Bệnh Học
  • Đánh giá đau | Thang điểm đau | Hướng dẫn đánh giá đau

Đánh giá đau | Thang điểm đau | Hướng dẫn đánh giá đau

Image

Cơ bản đánh giá đau

Để đánh giá đau một cách rõ ràng và chính xác thì cần phải chẩn đoán đúng và xác định được liệu trình điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân

Kỹ thuật

Đau cần phải được tiếp cận đa chiều, và xác định được những vấn đề sau:

  • Mạn tính
  • Mức độ nghiêm trọng
  • Chất lượng cuộc sống
  • Yếu tố thúc đẩy/liên quan
  • Vị trí/phân bố hoặc nguyên nhân đau nếu có
  • Cơ chế chấn thương nếu có
  • Ranh giới để đánh giá đau

Thang điểm đau

Thang điểm đau được phân thành 2 nhóm

  • Thang điểm đơn giản – Những thang điểm này đánh giá đau chủ yếu dựa vào cảm nhận của bệnh nhân, tiêu chuẩn đánh giá chỉ là cường độ đau; thang điểm này khá hữu hiệu trong cơn đau cấp, khi nguyên nhân đã rõ; xem hình dưới

Thang điểm đánh giá vẻ mặt đau

Đánh giá đau

  • Thang điểm đa chiều – Những tiêu chuẩn: cường độ, tính chất, vị trí và mức độ ảnh hưởng của đau đối với hoạt động, cảm xúc của bệnh nhân; thang điểm đa chiều rất hữu hiệu trong các cơn đau đầu cấp phức tạp, dai dẳng hoặc đau đầu mạn.

Đánh giá đau ở người già

Đánh giá đau ở bệnh nhân lớn tuổi thường gặp nhiều khó khăn vì:

  • Không khai đầy đủ triệu chứng vì bệnh nhân không muốn than phiền
  • Sử dụng đau để che giấu các khuyết tật về nhận thức hoặc thể chất đang tiến triển
  • Giảm khả năng nghe và nhìn, do đó để sử dụng công cụ đánh giá này cần giải thích kỹ càng hoặc là tưởng tượng ra mới thực hiện được, vì vậy đánh giá rất khó khăn và độ tin cậy không cao.

Thang điểm mô tả bằng lời nói có thể là công cụ dễ nhất cho người già. Nó cho phép bệnh nhân sử dụng các từ thông thường để mô tả họ đang cảm thấy như thế nào.

Đánh giá đau ở trẻ nhỏ

Công cụ dưới đây sử dụng kết hợp giữa phân tích hành vi và sinh lý để đánh giá ở trẻ nhỏ

  • CRIES – Sử dụng 5 tiêu chí (gồm, Khóc-Crying, Cần thở oxy-Requires oxygen, Tăng dấu hiệu sinh tồn-Increased vital signs, Biểu hiện cảm xúc-Expression, Khó ngủ-Sleeplessness), một tiêu chí có 0-2 điểm để đánh giá  [1]
  • Thang điểm phản ứng đau có sửa đổi- Sử dụng 3 yếu tố (biểu hiện ở mặt, khóc, sự cử động); Có giá trị đối với trẻ từ 2-6 tuổi [2]

Đánh giá đau ở trẻ nhỏ

Do khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ giới hạn nên  ảnh hưởng đến việc đánh giá đau. Vì thế có lẽ việc kết luận dương tính hay âm tính liên quan đến đau tùy thuộc vào biểu hiện hành vi của trẻ.

Ở trẻ hơn 3-4 tuổi, có thể dùng được những thông tin mà bé tự trình bày. Tuy nhiên, trẻ em thường mô tả ít hơn về cơn đau của chúng vì sợ bị tiêm hoặc những phương thức khác khi giảm đau.

Tổng quan đánh giá đau

Nền tảng

Để đánh giá đau một cách rõ ràng và chính xác thì cần phải chẩn đoán đúng và xác định được liệu trình điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân Hiệp hội nghiên cứu đau thế giới định nghĩa đau là “cảm giác khó chịu và tăng nhạy cảm” liên quan với tổn thương mô thực sự hoặc tiềm tàngLoài người có khả năng bỏ qua cảm xúc cho một mục đích nào đó. Trong đau, khả năng này cho phép con người nhận ra và điều chỉnh chấn thương mô.

Đau là cảm giác chủ quan, ở bên trong cơ thể, do đó không thể được phát hiện bởi người khác hoặc các dấu ấn sinh học hay thử nghiệm lên cơ thể. Vì thế đánh giá đau dựa nhiều vào lời khai của bệnh nhân Cần đầu tư công sức để kiểm tra, sàng lọc lời khai của bệnh nhân và suy luận trên lập trường của nhà nghiên cứu đau. 

Tổ chức giám định chất lượng bệnh viện quốc tế (JCAHO ở Hoa Kỳ đã đặt ra tiêu chuẩn đánh giá đau cho bệnh nhân nội trú.  Đánh giá đau nên được thực hiện, các nhân hóa và lưu trữ lại. Bệnh nhân được yêu cầu mô tả tình trạng đau về các tính chất: vị trí, hướng lan, kiểu khởi phát, liên quan đến thời gian, yếu tố làm nặng lên hoặc giảm đi, và cường độ.

Những tiêu chuẩn về đau cần được làm rõ là: tính nhạy cảm, độ chính xác, độ tin cậy, có giá trị, và hữu ích cho cả về mặt lâm sàng lẫn nghiên cứu thí nghiệm. Chủ đề này thể hiện các chuẩn trong đánh giá đau

Chuyên môn

Một vài vùng của não được kích hoạt khi bị kích thích đau, bao gồm vùng vành đai trước của vỏ não, thùy trán và trước trán vỏ não, vỏ não cảm giác nguyên phát và thứ phát, đồi thị, hạch nền, tiểu não, hạch hạnh nhân và hồi hải mã Vỏ não cảm giác nguyên phát và thứ phát có vai trò quan trọng trong xác định vị trí và cường độ của kích thích đau Vùng vành đai trước của vỏ não tham gia vào phân tích ảnh hưởng của đau (ví dụ: cảm giác chủ quan về sự khó chịu) Thùy đảo như một máy tổng hợp phân tích giữa hai loại kích thích (cường độ/vị trí và ảnh hưởng) và mã hóa chúng. Hạch hạnh nhân liên kết những cảm giác giác quan đến cảm xúc và kết hợp với các cảm giác khác

Dùng cộng hưởng từ, người ta thấy có sự tăng hoạt động nhiều và mạnh hơn ở vùng vỏ não cảm giác, vùng vành đai trước, và vỏ não trước trán ở những người có sự nhạy cao với đau so với những người ít nhạy với đau, ngược lại những hoạt động ở trung tâm chuyển tiếp đồi thị thì không có khác biệt.

Nguyên nhân đau

Những loại đau khác nhau thường có xu hướng biểu hiện khác nhau. Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng giúp phân biệt sự khác nhau đó. Vì những loại đau khác nhau có xu hướng đáp ứng với điều trị khác nhau, nên việc xác định loại đau rất quan trọng.

Kích thích đau làm tăng hoạt động của cơ quan nhận cảm đau Cơ quan nhận cảm đau được tìm thấy ở tất cả mô ngoại trừ hệ thần kinh trung ương (CNS) Cảm giác đau tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động của các sợi hướng tâm nhân cảm đau và có thể và cấp hoặc mạn (chẳng hạn như đau thân thể, đau do ung thư, đau sau phẫ thuật)

Đau do nguyên nhân thần kinh có thể do tổn thương hoặc bệnh về thần kinh hoặc cũng có thể là biểu hiện thần kinh của các quá trình bệnh khác (chẳng hạn: khối u, viêm) Đau do nguyên nhân thần kinh có thể xảy ra ở ngoại biện hoặc hệ thần kinh trung ương (CNS).

Đau do trung gian giao cảm thường liên quan đến phù, thay đổi tưới máu ở da, bất thường loạn vận động, dị cảm đau, tăng nhạy cảm đau, tăng cảm giác đau dữ dội.

Đau loạn cảm là loại đau mạn tính, do mất đường hướng tâm về hệ thần kinh trung ương. Đau thường tăng lên ở ngoại vi (chẳng hạn: đứt dây thần kinh ngoại vi) hoặc ở trung ương ( chẳng hạn: tổn thương tủy sống, xơ cứng rải rác)

Đau dây thần kinh thường có cảm giác nhói và liên quan đến tổn thương dây thần kinh hoặc kích thích dọc theo sự phân bố của đơn (thần kinh V) hay đa dây thần kinh.

Đau rễ thường do kích thích sợi hướng tâm nhận cảm đau ở những dây thần kinh sọ, rễ của chúng hoặc hạch, hoặc từ một nguồn phát xung động bất thường. Có sự khác biệt ở bệnh rễ thần kinh nhưng cả hai thường tăng cùng nhau.

Đau trung tâm thường tăng khi tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường kèm với con đường bó tủy đổi thị (chẳng hạn: nhồi máu đồi thị) Đau thường hằng định với tác nhân bỏng và điện. Nặng lên khi vận động hoặc hay đổi thời tiết Tăng nhạy cảm đau, nhạy cảm đau dữ dội và/hoặc dị cảm đau bao giờ cũng có. Loại đau này đề kháng mạnh với điều trị.

Đau do tâm lý thường phân bố trái với cấu trúc giải phẫu do bệnh nhân tự tạo nên, hoặc cơn đau không đặc hiệu cho cơ quan nào vì được mô tả quá rộng.

Đau quy chiếu thường có nguồn gốc từ nội tạng Nó có thể được cảm nhận ở những vùng cơ thể khác với vùng bệnh. Cơ chế có thể là do sự hội tụ của các sợ hướng tâm nội tạng và thân thể ở xương sống trên nơ-ron bó tủy đồi thị. Biểu hiện thường là ở da, tăng nhạy cảm đau sâu, tăng hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, nhạy cảm, và co cơ

Kỹ thuật

Tiếp cận

Chi tiết bệnh sử, khám lâm sàng là rất cần thiết, không chỉ thu hẹp chẩn đoán mà còn để ra những chẩn đoán thích hợp và góp phần vào nghiên cứu. Kết quả thu được của  Trước khi đánh giá điểm, thời gian từ khi bệnh nhân vào viện đến khi được giảm đau là 123 phút Tại thời điểm 1 năm, thời gian trung gian để mất cảm giác đau giảm xuống còn 78 phút.

Đánh giá đau

Đau cần phải được tiếp cận đa chiều, và xác định được những vấn đề sau:

  • Mạn tính
  • Mức độ nghiêm trọng
  • Chất lượng cuộc sống
  • Yếu tố thúc đẩy/liên quan
  • Vị trí/phân bố hoặc nguyên nhân đau nếu có
  • Cơ chế chấn thương nếu có
  • Ranh giới để đánh giá đau

Tính chất mạn tính của đau

Luôn luôn đánh giá ban đầu cơn đau về khởi phát và diễn biến theo thời gian. Không có một sự đồng thuận nào về thời gian đặc trưng để xác định là đau cấp hay mạn. Hầu hết nhà lâm sàng và nhà nghiên cứu sử dụng thời kỳ hoặc 3 tháng, 6 tháng hoặc (ít thường xuyên) 12 tháng để phân biệt giữa đau cấp và đau mạn.

Xác định được khởi đầu cơn đau có thể sẽ giúp ra quyết định điều trị hợp lý. Khởi phát cơn đau có thể được mô tả như bất ngờ và đột ngột hoặc âm ỉ và từ từ.

Đau được gọi là cấp khi xuất hiện trong vòng 3-6 tháng từ khi khởi phát triệu chứng Thường có kiểu khởi phát bất ngờ với biến cố liên quan có thể được xác định, mặc dù không phải luôn luôn đúng. Có thể hồi phục trong vòng 6 tháng đầu mà không cần can thiệp

Đau mạn không phục hồi trong vòng 3-6 tháng, khởi đầu và quá trình của nó kéo dài hơn 6 tháng

Đau có thể được mô tả: hằng định, không giảm hoặc không liên tục. Thời gian của đau có thể gợi ý cho nhà lâm sàng đề ra chẩn đoán phân biệt. Triệu chứng có thể nghiêm trọng về buổi sáng, khi thức giấc, cuối ngày, hoặc suốt đêm, phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Điều này giải thích được việc bệnh nhân phàn nàn về giấc ngủ có thể là nguyên nhân thứ phát gây nên cơn đau

Mức độ đau

Đau là biểu hiện chủ quan Đánh giá được mức độ khách quan của đau là một thách thức lớn nhất đối với bác sĩ điều trị trong nền y học hiện đại. Có sự thay đổi rõ ràng và đa dạng về mức độ đau trong số những nhóm dường như tương đồng với nhau. Một vài phương pháp đưa ra để xác định cơn đau.

Các chuẩn để đánh giá có thể được chia thành 2 nhóm: Thang điểm đơn giản và thang điểm đa chiều. Những con số thu được tù những công cụ này được coi như là một gợi ý, không phải là tuyệt đối. Có ba phương pháp thường được sử dụng nhất để đánh giá cảm giác đau gồm: thang điểm về lời nói, thang điểm về số học và thang điểm về thị giác

Mức độ đau thường dao động trong ngày, tùy thuộc vào sinh hoạt hằng ngày, mức độ hoạt động và liên quan đến công việc Điều trị đau có thể được tùy biến tùy theo khả năng hoạt động thể lực và tình trạng cơn đau khi nghỉ ngơi.

Các loại đau

Kiểu đau được bệnh nhân mô tả hoàn toàn mang tính chủ quan. Đau là một kích thích thường có tính chất đặc trưng về nhiệt (nóng, lạnh) cơ học (rách) và hóa học (iod ở vùng vết thương hở, ớt bột vào mắt).

Những loại đau thông thường khác là đau do nguồn gốc thần kinh Loại đau này thường được mô tả là: bỏng rát, châm chích, điện giật, đau nhói hoặc như kim đâm. Những cảm giác này thường có nguồn gốc thần kinh

Yếu tố thúc đẩy/liên quan

Triệu chứng đau thường xuất hiện khi ở tư thế hoặc hoạt động nhất định Thông thường, bệnh nhân hay phàn nàn về tư thể và hoạt động gây đau làm giảm chất lượng cuộc sống.

Đối với bệnh nhân đau mạn tính thường ít có kiểu tư thế hay dáng đi để đỡ đau Đau không điều trị sẽ dẫn đến những vận động hạn hạn chế, dẫn đến cứng cơ hoặc viêm dính.

Đau do tâm lý thường phân bố trái với cấu trúc giải phẫu do bệnh nhân tự tạo nên, hoặc cơn đau không đặc hiệu cho cơ quan nào vì được mô tả quá rộng.

Nguyên nhân giải phẫu của đau

Những loại đau khác nhau thường có xu hướng biểu hiện khác nhau. Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng giúp phân biệt sự khác nhau đó. Vì những loại đau khác nhau có xu hướng đáp ứng với điều trị khác nhau, nên việc xác định loại đau rất quan trọng.

Đau quy chiếu thường có nguồn gốc từ nội tạng Nó có thể được cảm nhận ở những vùng cơ thể khác với vùng bệnh. Cơ chế có thể là do sự hội tụ của các sợ hướng tâm nội tạng và thân thể ở xương sống trên nơ-ron bó tủy đồi thị. Biểu hiện thường là ở da, tăng nhạy cảm đau sâu, tăng hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, nhạy cảm, và co cơ

Cơ chế tổn thương

Nếu sử dụng được thì cơ chế tổn thương có thể giúp nhà lâm sàng đi đúng hướng để chẩn đoán khi gặp bệnh nhân chấn thương, đặc biệt là nếu triệu chứng cấp.

Tuy nhiên, cơ chế tổn thương do vi chấn thương lặp lại trong thời gian dài. Loại này có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa, âm ỉ và đau mạn tính. Có những cơ chế tổn thương không rõ ràng: bệnh tự miễn, ảnh hưởng của quá trình tái tạo, và tổn thương mô do chuyển hóa

Cản trở khi đánh giá đau

Cản trở khi đánh giá đau là vì cảm giác đau phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan. Cần tiến hành đánh giá đau dù khó khăn và phức tạp, nhất là ở những bệnh nhân không nói được hoặc giao tiếp khó khăn Đánh giá ở bệnh nhân nhi khá rắc rối.

Ngưỡng đau cũng là một vấn đề Có hai ngưỡng trong đau: ngưỡng cảm nhận và ngưỡng dung nạp. Ngưỡng cảm nhận đau là điểm mà kích thích bắt đầu gây đau, và ngưỡng dung nạp đau là khi kích thích đạt tới mức bệnh nhân cần tìm cách để dừng kích thích. Sự đa dạng về ngưỡng đau thể hiện không chỉ ở một cá nhân trong một xã hội mà còn biểu hiện khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau về giới tính, tính cách và chủng tộc.

Thách thức lớn nhất trong quản lý bệnh nhân đau mạn là nhận ra được bệnh nhân đang thổi phồng quá mức cơn đau của mình để nhận được lợi ích nhiều hơn nhất là bệnh nhân lạm dụng opioid.

Thang điểm đau

Các chuẩn để đánh giá có thể được chia thành 2 nhóm: Thang điểm đơn giản và thang điểm đa chiều. Những con số thu được từ những công cụ này chỉ là gợi ý, không phải là tuyệt đối.

Thang điểm đơn giản

Thang điểm đơn giản là cách đơn giản nhất để bệnh nhân đánh giá cường độ cơn đau. Những thang điểm này đánh giá một khía cạnh của đau và chuẩn đo chỉ là cường độ đau Bệnh nhân tự trình bày về cường độ đau của mình Những thang điểm này rất hữu hiệu trong đau cấp khi các nguyên nhân đã rõ ràng: chấn thương, viêm tụy cấp hay viêm tai giữa Tuy nhiên bệnh nhân có thể đơn giản hóa cảm giác đau của mình [12Những thang điểm này sử dụng hoặc số, lời nói hoặc mô tả thị giác để ước định đau cũng như mức độ giảm đau.

Thang điểm về thị giác sử dụng những bức tranh giải phẫu để mô tả vị trí đau Thang điểm đánh giá vẻ mặt đau Wong-Baker có thể sử dụng cho trẻ em, người lớn, từ nhận thức trung bình đến suy giảm nhận thức, hoặc khiếm khuyết về ngôn ngữ. Thang điểm này có những bức tranh về 6-8 biểu hiện khuôn mặt khác nhau, xem hình dưới.

Thang điểm đau đánh giá vẻ mặt đau

Thang điểm đau

Thang điểm giọng nói sử dụng từ thông thường (ít, nhẹ, nặng) để mô tả mức độ đau Thang điểm Melzack và Torgerson sử dụng 6 từ ngữ mô tả: nhẹ, khó chịu, đau đớn, khủng khiếp, không thể chịu nổi. [13]

Thang điểm đánh giá đau số hóa thường được sử dụng, bệnh nhân đánh giá tình trạng đau của họ theo thang điểm 0-10. Lợi thế của thang điểm số hóa là đơn giản, REPRODUCIBILITY và nhạy với sự thay đổi nhỏ. Trẻ em cũng có thể dùng thang điểm này

Thang điểm đau đa chiều

Tiêu chí của thang điểm đa chiều là cường độ, vị trí và mức độ ảnh hưởng của đau đối với hoạt động, cảm xúc của bệnh nhân. Thang điểm đa chiều rất hữu hiệu trong các cơn đau đầu cấp phức tạp, dai dẳng hoặc đau đầu mạn.

Bộ câu hỏi đau McGill đánh giá đau ở 3 góc độ: cảm giác, nhạy cảm, đánh giá. Ba góc độ lớn được chia thành 20 nhóm nhỏ, thể hiện sự đa dạng về mức độ đau Thang điểm này cần 5-15 phút để hoàn thành.

Bảng kiểm đau Brief xác định về cả mức độ đau và mất chức năng kèm theo, từ đó biết được tình trạng chức năng của bệnh nhân. Thang điểm này được sử dụng cho bệnh nhân ung thư, virus gây suy giảm miễn dịch ở người, và viêm khớp. Cần 5-15 phút để hoàn thành thang điểm này và sử dụng thang điểm 11 số để xác định được mức độ đau, tâm lý, khả năng làm việc, mối quan hệ, giấc ngủ, hưởng thụ cuộc sống, và ảnh hưởng của đau đối với các hoạt động chung. Bảng kiểm đau Brief có thể ước lượng được tiến trình của bệnh nhân với một bệnh đang tiến triển và có thể cho thấy được sự cải thiện hoặc suy giảm về tâm lý và các hoạt động khác. Đánh giá chức năng đóng vài trò quan trọng đối với mọi quá trình kiểm soát cơn đau.

Thẻ lưu trữ đánh giá đau (The Memorial Pain Assessment Card) là một công cụ đánh giá đau nhanh chóng cho bệnh nhân ung thư Nó bao gồm 3 thang điểm về hình ảnh và để đánh giá đau, giảm đau, tâm lý Thẻ này bao gồm một tập hợp bổ trợ để mô tả mức độ đau, và cần rất ít thời gian để dùng nó.

Đánh giá đau ở người già

Đau cấp và đau mạn đều hay xảy ra ở người già Đánh giá đau ở nhóm tuổi này rất quan trọng vì nó giúp động viên bệnh nhân và giúp bệnh nhân tự chăm sóc bản thân. Việc này cũng giúp làm giảm sự ảnh hưởng của bệnh và giảm chi phí điều trị

Nhiều bệnh đồng mắc và tình trạng suy giảm chức năng cơ quan là một thách thức rất lớn trong điều trị đau ở người già Số lượng thuốc và tỉ lệ suy nhược góp phần vào sự biểu biển đa dạng của đau. Hơn nữa, thuốc sử dụng để kiểm soát cơn đau có thể không dung nạp ở người già.

Ở nhóm tuổi này, điều trị đau là một thách thức, tuy nhiên, đánh giá và báo cáo về cơn đau vẫn là một lĩnh vực khó giải quyết nhất. Một yếu tố gây khó khăn là bệnh nhân không khai đầy đủ triệu chứng vì không muốn than phiền. Một số bệnh nhân khác, sử dụng đau để che giấu các khuyết tật về nhận thức hoặc thể chất đang tiến triển.

Đánh giá đau thường khó khăn hơn do suy giảm về chức năng nghe-nhìn, vì thế, công cụ để đánh giá đòi hỏi giải thích kỹ và tăng tính tưởng tượng để thực hiện, như vậy sẽ rất khó khăn và giảm độ tin cậy. Thang điểm mô tả bằng lời nói có thể là công cụ dễ nhất cho người già. Thang đo này giúp bệnh nhân mô tả những gì họ cảm thấy với những từ ngữ thông thường thay vì phải chuyển những gì họ cảm thấy sang dạng số, biểu hiện khuôn mặt hay một điểm nào đó trên đường thẳng.

Một yếu tố quan trọng trong đánh giá đau ở người già là đánh giá ảnh hưởng của đau đang diễn tiến ở họ thay vì cường độ cơn đau. Những hoạt động cần thiết mỗi ngày thường được duy trì dù đau nặng. 

Đánh giá đau ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ phụ thuộc vào người chăm sóc để đánh giá đau và để xác định tính hiệu quả điều trị vì độ tuổi này không thể diễn đạt bằng lời nói về cảm giác đau. Nét mặt, khóc và cử động của cơ thể để đáp ứng kích thích đau là phản ứng có giá trị nhất ở trẻ sơ sinh Một số lượng hạn chế về nét mặt đã được nghiên cứu Chỉ số biểu hiện hầu hết ở trẻ nhỏ là khóc, tuy nhiên để hiểu được là rất khó.

Có hai công cụ để kết nối thang đo về phản ứng và sinh lý. CRIES – Sử dụng 5 tiêu chí (Khóc-Crying, Cần thở oxy-Requires oxygen, Tăng dấu hiệu sinh tồn-Increased vital signs, Biểu hiện cảm xúc-Expression, Khó ngủ-Sleeplessness), một tiêu chí có 0-2 điểm để đánh giá đau sau phẫu thuật ở trẻ sơ sinh. Thang điểm phản ứng đau có sửa đổi- Sử dụng 3 yếu tố (biểu hiện ở mặt, khóc, sự cử động); Có giá trị đối với trẻ từ 2-6 tuổi.

Đánh giá đau ở trẻ em

Ở trẻ em, người chăm sóc phải hiểu biết về giai đoạn phát triển về tâm thần của trẻ để xác định được công cụ đánh giá tốt nhất. Điều quan trọng là giải thích được những biểu hiện liên quan đến hành vi một cách cẩn thận. Do khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ giới hạn nên  ảnh hưởng đến việc đánh giá đau. Cũng như việc kết luận dương tính hay âm tính liên quan đến đau tùy thuộc vào biểu hiện hành vi của trẻ. Trẻ ngủ nhiều hơn thông thường có thể là dấu hiệu của đau dù trẻ không khóc hay rên.

Ở trẻ hơn 3-4 tuổi, có thể dùng được những thông tin mà bé tự trình bày. Tuy nhiên, trẻ em thường mô tả ít hơn về cơn đau của chúng vì sợ bị tiêm hoặc những phương thức khác khi giảm đau.


Bs Quỳnh


Chẩn đoán phân biệt COPD với bệnh hô hấp khác

Cơ chế hội chứng Wolff-Parkinson-White

Image

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top